Đau bụng dưới rốn ở nữ là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh
Đau bụng dưới rốn ở nữ giới là tình trạng khá phổ biến, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên vì là triệu chứng thường thấy nên nhiều người vẫn chủ quan bỏ qua mà lại không biết rằng đây là triệu chứng cảnh báo sớm nhưng căn bệnh nguy hiểm. Bài viết này Umate sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về các nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa đau bụng dưới rốn để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
1. Đau bụng dưới rốn là gì?
Đau bụng dưới rốn là cảm giác đau nhức, khó chịu ở khu vực dưới rốn. Tình trạng này có thể diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nghiêm trọng, nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây bất tiện và khó chịu kéo dài trong cuộc sống hàng ngày.
Đau bụng dưới là dấu hiệu cảnh báo chị em đang mắc phải nhiều bệnh nguy hiểm
2. Nguyên nhân gây đau bụng dưới rốn ở nữ
Có nhiều nguyên nhân gây ra đau bụng dưới rốn ở nữ giới, bao gồm:
Rối loạn kinh nguyệt
-
Kinh nguyệt không đều: Kinh nguyệt không đều có thể gây ra các cơn đau bụng dưới rốn. Đau có thể xuất hiện trước, trong hoặc sau kỳ kinh.
-
Đau bụng kinh: Vào thời kỳ kinh nguyệt, tử cung sẽ co bóp mạnh để đẩy lớp nội mạc tử cung ra ngoài, hiện tượng này xảy ra khi trứng không gặp được tinh trùng và thụ tinh. Theo đó, những chất thải từ trong cơ thể sẽ được đẩy ra ngoài trong thời kỳ kinh nguyệt. Vì thế, nhiều chị em trải qua hiện tượng đau bụng kinh hàng tháng. Tuy nhiên, đây là tình trạng bình thường, chị em không nên quá lo lắng.
Bệnh lý phụ khoa
-
U xơ tử cung: Bệnh này khá phổ biến ở phụ nữ từ 30 đến 40 tuổi, xuất hiện khi một số tế bào ở thành tử cung phát triển bất thường. Mặc dù u xơ tử cung thường không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng nó có thể gây đau bụng dưới rốn và đau lưng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của chị em.
-
Dấu hiệu cảnh báo u nang buồng trứng: Trong chu kỳ kinh nguyệt, một nang trứng sẽ phát triển thành trứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, một số nang trứng không phát triển mà bị ứ dịch, hình thành u nang. Khi u nang còn nhỏ, nó thường không gây ra triệu chứng gì, nhưng khi u nang lớn lên, người bệnh có thể cảm thấy đau đớn ở vùng chậu. Đau bụng dưới rốn kèm theo tiểu nhiều và tăng cân không kiểm soát là những dấu hiệu của tình trạng này.
-
Viêm nhiễm phụ khoa: Viêm nhiễm ở các cơ quan sinh dục như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung có thể gây đau bụng.
Bệnh lý tiêu hóa
-
Rối loạn tiêu hóa: Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa là do lối sống không lành mạnh hoặc căng thẳng stress kéo dài. Người bị rối loạn tiêu hóa sẽ cảm thấy những cơn đau âm ỉ tại vùng bụng dưới. Ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng như chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi, táo bón,...
-
Viêm ruột thừa: Đau bụng dưới rốn có thể là dấu hiệu của viêm ruột thừa, một tình trạng cần được cấp cứu y tế. Triệu chứng của bệnh này là đau âm ỉ xung quanh rốn xuống dần phía bên phải bụng dưới, cơn đau này khá giống với đau dạ dày bình thường nhưng kèm theo các triệu chứng khác như sốt, mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa,...
Bệnh lý tiết niệu
Bệnh này bị gây ra do chị em phụ nữ bị nhiễm khuẩn tại niệu đạo, vi khuẩn ecoli từ đường tiêu hóa xâm nhập vào đường tiết niệu gây ra tình trạng này. Những triệu chứng của bệnh bao gồm đau bụng dưới rốn, vùng kín sưng viêm, tiểu buốt,...
Mang thai ngoài tử cung
Tình trạng này xảy ra do khi thụ tinh, phôi thai làm tổ bên ngoài buồng tử cung, thường là ở ống dẫn trứng, gây ra những cơn đau dữ dội ở vùng bụng dưới, vùng chậu, ngoài ra còn khiến vùng kín chảy máu bất thường kèm theo chóng mặt, buồn nôn,...
Đau bụng dưới rốn ở nữ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau
3. Cách xử lý và phòng ngừa đau bụng dưới rốn
Biện pháp xử lý
Nếu chị em đau bụng do triệu chứng sinh lý bình thường thì có thể áp dụng những biện pháp sau để cải thiện tình trạng này:
-
Uống nước ấm thêm vài lát gừng tươi để tăng hiệu quả giảm đau.
-
Sử dụng túi chườm nóng, hoặc có thể thay thế bằng khăn hoặc chai nước ấm.
-
Matxa nhẹ nhàng vùng bụng dưới khi tắm bằng nước ấm.
-
Vận động thường xuyên, điều chỉnh chế độ ăn uống bằng cách tránh các thực phẩm kích thích đường ruột,...
-
Tập thiền để giảm những cơn đau thắt bụng do căng thẳng.
Nếu cơn đau bụng của bạn kèm theo những dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng hơn, hãy đến gặp sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời.
Biện pháp phòng ngừa
Để phòng ngừa tình trạng đau bụng dưới rốn, chị em có thể áp dụng các biện pháp sau:
Chăm sóc sức khỏe sinh sản
-
Duy trì vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là vùng kín.
-
Khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe.
Dinh dưỡng hợp lý
-
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh ăn các loại thực phẩm gây kích thích ruột.
-
Uống đủ nước mỗi ngày.
Luyện tập thể dục
-
Thường xuyên tập thể dục, giúp cải thiện tuần hoàn máu và sức khỏe toàn diện.
Quản lý stress
-
Giảm thiểu căng thẳng, áp lực trong cuộc sống, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý gây đau bụng dưới rốn.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu chị em gặp phải các triệu chứng sau, nên đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời:
-
Đau bụng kéo dài không giảm.
-
Đau kèm theo sốt cao, buồn nôn, nôn mửa.
-
Đau bụng kèm theo chảy máu âm đạo bất thường.
Đau bụng dưới rốn ở nữ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hi vọng những gì Umate chia sẻ sẽ giúp chị em hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.