Băng vệ sinh Organic thế hệ mới

umate

Dậy thì sớm là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh

22 tháng 07 2024
Tuyết Content

Độ tuổi dậy thì của trẻ em Việt Nam rơi vào khoảng từ 12-14 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay độ tuổi dậy thì ngày càng trẻ hóa, các bé có xu hướng dậy thì sớm càng tăng. Đây là một vấn đề đáng lo ngại bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất mà còn tác động mạnh mẽ đến tâm lý và cảm xúc của trẻ. Vì vậy, hãy cùng Umate tìm hiểu về nguyên nhân và cách phòng tránh của dậy thì sớm để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện và khỏe mạnh nhé.

1. Dấu hiệu dậy thì sớm 

Dậy thì là giai đoạn cơ thể con gái bắt đầu trưởng thành về mặt sinh lý và cảm xúc. Những dấu hiệu dậy thì sớm có thể bắt đầu từ 8-13 tuổi. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình mà mẹ có thể quan sát thấy:

  • Ngực phát triển: Một trong những dấu hiệu đầu tiên của dậy thì là ngực bắt đầu phát triển. Con có thể cảm thấy ngực đau nhức nhẹ.

  • Mọc lông: Lông bắt đầu mọc ở vùng kín và nách. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể con đang thay đổi.

  • Mụn trứng cá: Thay đổi hormone có thể dẫn đến việc xuất hiện mụn trứng cá trên khuôn mặt và cơ thể.

  • Thay đổi vóc dáng: Cơ thể con tăng trưởng mạnh về chiều cao và cân nặng, bắt đầu tròn trịa hơn, đặc biệt ở vùng hông và đùi.

  • Xuất hiện kinh nguyệt: Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy con đã bước vào tuổi dậy thì.

Khi bước vào giai đoạn này, các bé có thể cảm thấy sốc, tự ti với những thay đổi của cơ thể.

2. Vậy nguyên nhân của dậy thì sớm là gì?

Dậy thì sớm có thể được gây ra từ nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong số những nguyên nhân đó là:

Yếu tố nội tiết

Dậy thì sớm thường do sự thay đổi trong hoạt động của tuyến yên và vùng dưới đồi trong não bộ, những nơi chịu trách nhiệm điều hòa hormone sinh dục. Khi tuyến yên bắt đầu sản xuất hormone kích thích cơ thể phát triển sớm, sẽ dẫn đến hiện tượng dậy thì sớm.

Yếu tố di truyền

Nếu cha mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử dậy thì sớm, nguy cơ trẻ bị dậy thì sớm cũng cao hơn. Gen di truyền có thể ảnh hưởng lớn đến thời điểm bắt đầu dậy thì của trẻ.

Tác động môi trường

Môi trường sống và điều kiện sống của trẻ cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì. Trẻ em sống trong môi trường nhiều hóa chất hoặc tiếp xúc với các chất gây rối loạn nội tiết có nguy cơ dậy thì sớm cao hơn.

Tình trạng sức khỏe

Một số tình trạng sức khỏe như béo phì, u não hoặc bệnh lý về tuyến giáp cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến dậy thì sớm. Ngoài ra, trẻ bị tổn thương não hoặc có khối u trong não cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng đến quá trình dậy thì.

Béo phì là một trong những nguyên nhân gây dậy thì sớm ở trẻ

3. Dậy thì sớm có ảnh hưởng gì

Tác động đến sức khỏe

Dậy thì sớm có thể dẫn đến sự phát triển không đồng đều của cơ thể. Trẻ có thể cao lớn nhanh chóng so với bạn bè đồng trang lứa, nhưng sau đó lại ngừng phát triển sớm hơn, dẫn đến chiều cao cuối cùng thấp hơn so với tiềm năng di truyền. Ngoài ra, dậy thì sớm còn có thể gây ra các vấn đề về xương khớp do sự phát triển quá nhanh trong thời gian ngắn.

Dậy thì sớm có thể khiến trẻ mất đi 10cm do phát triển quá nhanh

Tác động đến tâm lý

Tâm lý của trẻ trong giai đoạn dậy thì rất dễ bị tác động, trẻ dễ cảm thấy xấu hổ, tự ti và bị cô lập do khác biệt với bạn bè đồng trang lứa. Sự phát triển tâm lý không đồng đều cũng có thể dẫn đến các vấn đề về hành vi và cảm xúc. Trẻ dễ trở nên dễ cáu gắt, tức giận và có thể bắt đầu tò mò và có những nhu cầu về tình dục không phù hợp với lứa tuổi. 

Tác động đến quan hệ xã hội

Sự phát triển sớm của cơ thể có thể làm thay đổi cách mà trẻ được đối xử bởi bạn bè và người lớn. Trẻ có thể bị kỳ thị hoặc bị xem là "khác thường", dẫn đến khó khăn trong việc hòa nhập và xây dựng mối quan hệ xã hội. Điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng giao tiếp của trẻ trong tương lai.

4. Cách phòng tránh dậy thì sớm

Dinh dưỡng hợp lý

Chế độ ăn uống lành mạnh, cân đối và đủ dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của trẻ. Hạn chế thức ăn nhanh, đồ ngọt và thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa. Đảm bảo trẻ ăn đủ rau xanh, trái cây, thịt nạc và cá để cơ thể phát triển một cách tự nhiên và lành mạnh. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể thao, tập thể dục đều đặn và duy trì lối sống năng động.

Tránh tiếp xúc với hóa chất

Không cho trẻ sử dụng các mỹ phẩm làm đẹp sớm hoặc dùng các loại thuốc gây ảnh hưởng đến nội tiết tố sinh dục của trẻ. Chọn mua thực phẩm hữu cơ và các sản phẩm an toàn cho trẻ.

Không cho trẻ tiếp xúc với mỹ phẩm quá sớm để tránh khiến bé dậy thì sớm

Thăm khám sức khỏe định kỳ

Việc thăm khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu dậy thì sớm cũng như các vấn đề sức khỏe khác. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có phương án điều trị kịp thời.

Tạo môi trường sống lành mạnh

Tạo ra một môi trường sống lành mạnh, không căng thẳng và giáo dục trẻ về các vấn đề sức khỏe giới tính từ sớm có thể giúp ngăn ngừa dậy thì sớm.

Hy vọng Umate mang lại những thông tin hữu ích cho các mẹ và bé để bé gái nào cũng được phát triển khỏe mạnh và tự tin nhất!

 

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan

Hotline 035 66 00 286
Liên hệ qua Zalo
Messenger